Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Hội Hoa Xuân 2012

Tết năm nào gia đình mình cũng đi, mặc dù có hơi chán nhưng vẫn thấy vui vì đó là mùa xuân, Tết dân tộc.
Một số hình ảnh về các chậu hoa kiểng của các nghệ nhân..







Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

HẠNH PHÚC ĐẦU NĂM 2012


Năm nay mình tự làm bình hoa đào giả này mà ai đến nhà cũng thích, đó là cái hạnh phúc đầu tiên của mình.




Cây mai năm nay không đẹp cho lắm nhưng dường như nó cũng mang hương xuân về nhà.


Và năm nay không thể thiếu chậu hoa hồng, có tới tám, chín nụ, nở đẹp hết biết, hahaha
Năm nay mình nảy ra một ý tường là thay vì mua chậu hoa vạn thọ thì mình lấy bông mà mẹ cúng ghim vào chậu đất ẩm thế là đã có thêm một sắc hoa trong vườn mà lợi ích vô cùng.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Mưa Xuân

Mùa xuân đang đến gần, những cơn mưa mùa xuân đọng trên lá vài giọt sương buổi sớm mai càng làm lung linh thêm cho quang cảnh.







Và cập nhật thêm chồi non màu đỏ của cây quỳnh ngọc, sau vài cơn mưa thì lá cứ đâm ra mãnh liệt mang đầy nhựa xuân.






Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

KHO BÁU TRONG VƯỜN


Mẹ tôi là người thích lưu giữ mọi đồ vật cũng như niềm vui thú trồng trọt thừa hưởng từ ông ngoại. Sau khi cưới nhau, bố mẹ mua nhà ở California và chuyển đến sống ở đó nhưng thói quen tiết kiệm vẫn còn. Bằng xẻng và cuốc, khu vườn già cỗi dần dần xanh tốt với đầy những cây lê, cây ổi, hoa hồng, loa kèn.
Trong nhiều năm làm việc trong vườn, mẹ đã đào được một số món đồ chơi hỏng bị ai vứt bỏ đi. Chú lính nhựa cầm súng đã sứt hỏng, các chàng cao bồi cưỡi ngựa bị gãy chân, những viên bi rạng nứt. Phần lớn mọi người sẽ ném những món đồ chơi hỏng này vào sọt rác nhưng mẹ lại xem chúng như báu vật. Khi chị em tôi trêu chị về điều này, mẹ chỉ nhẹ nhàng lắc đầu và mỉm cười.
“ Các con hãy nghĩ, ngôi nhà cũng có lịch sử của nó. Phải có con trẻ của ai đó từng sống và trưởng thành ở đây” _Mẹ thường bảo thế.
Những món đồ chơi tìm được trong vườn được mẹ lau sạch bùn đất rồi nhẹ nhàng cất vào một hộp đựng giày trên kệ. Năm này sang năm khác, chúng chiếm không gian và bám đầy bụi nhưng mẹ ko chịu đem bỏ đi. Mẹ biết rằng có một đứa trẻ đã từng xem những chú lính nhựa, chàng cao bồi và các viên bi như là báu vật.Và chỉ riêng điều này cũng khiến chúng đủ tầm quan trọng để được lưu giữ.
     Một ngày nọ, có một người lạ trạc tuổi trung tuần đến gõ cửa nhà chúng tôi. Ông tự giới thiệu về mình với một chút bối rối.
     “Tôi đã lớn khôn từ ngôi nhà này, tôi ra thị trấn vì tang cha và cảm thấy nhớ về quá khứ của mình. Bà có phiền nếu tôi dạo quanh ngôi nhà?”. Ông giải thích.
      Mẹ thở dài biểu hiện sự thương cảm và nói: “Tôi tin rằng mình đang giữ một ít đồ vật thuộc về ông”. Nói xong mẹ ra phía sau nhà, mang chiếc hộp ra và đưa cho người lạ. Lấy làm khó hiểu, ông mở nắp hộp rồi thở hắt vì kinh ngạc khi những món đồ chơi thuở bé của mình của mình vẫn còn được giữ gìn cẩn thận. Ngập tràn cảm xúc ùa về từ ký ức, ông lắp bắp cảm ơn trong đôi mắt nhòa lệ.
       Mẹ chỉ mỉm cười. Mẹ luôn hiểu rằng sớm hay muộn, những kho báu trong khu vườn sẽ lại được cần đến. Như những hạt giống ngủ quên, ký ức nằm trong những món đồ chơi chỉ chờ đúng lúc để đâm chồi.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

FLOWERVASE _ lotus

Vừa rồi mình được cho hai bông sen còn búp, mình nghĩ sẽ không nở khi cắm bình. Nào ngờ hoa nở đẹp hết biết lại còn tỏa hương thật nhẹ nhàng, thanh thoát .


Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

HOA CHUÔNG _ TỬ LA LAN

Hoa chuông có nguồn gốc từ Brazil - là một trong những loại hoa nội thất có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta.

Cây có dạng thân củ, thấp cây (12-15 cm), lá hình thuôn hoặc oval, hoa hình chuông khá to. Cây rất khoe sắc do có ít lá và nhiều hoa to nở cùng lúc. Thời gian từ trồng đến ra hoa 2 tháng đối với cây cấy mô và khoảng 5 tháng đối với cây trồng từ hạt, mỗi đợt hoa nở kéo dài khoảng 20 ngày. Các giống hoa chuông đơn và hoa chuông kép đều rất đa dạng về màu sắc từ hồng, tím, đỏ, đỏ viền trắng, tím viền trắng, trắng... Có thể nhân giống bằng cách giâm lá và củ.


Giai đoạn cây con: Trồng cây cấy mô (đã thuần dưỡng 15 ngày) vào các ly nhỏ đường kính 5 cm với giá thể trồng gồm hỗn hợp than bùn: xơ dừa - tro trấu - đất mùn (2 : 1: 1 : 1), trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50 % ánh sáng), khoảng 15 - 20 ngày sau chuyển sang trồng chậu. Phân bón pha hỗn hợp nitrat canxi (11 - 0 - 0 - 20 CaO) 65g, MKP (0 - 52 - 34) 10 g, kali clorua (0 - 0 - 60) 20 g, Multi - K (13 - 0 - 46) 20 g, magnesium nitrat (11 - 0 - 0 - 15 MgO) 25 g cho 100 ml nước. Tưới phân định kỳ 4 ngày/lần, ngâm ủ phân cá và phân bánh dầu để tưới bổ sung, phải tưới nước lại sau khi tưới phân.

Giai đoạn trồng chậu:
Cây con hoa chuông chuyển vào chậu có đường kính 14 cm, cao 10 cm với giá thể trồng gồm xơ dừa - cát sạch (3 : 1), lượng phân bón lót cho 100 chậu gồm Greenfield 2 kg, vôi nông nghiệp 300 g, sulfat sắt 250 g (pha với 8 lít nước để tưới), pH thích hợp cho cây 5,5 - 5,8.

Chế độ tưới, ánh sáng và nhiệt độ: Cây hoa phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50% ánh sáng). Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi chiều vì cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Có thể tưới bằng nhiều cách như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt... nhưng phải đảm bảo vừa đủ ẩm độ làm mát cho cây. Khi hoa đã nở chỉ nên tưới gốc, không tưới vào lá và hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối.

Phân bón (như giai đoạn cây con): Cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng như : Polyfeed (19 -19 - 19); Growmore (30 - 10 - 10)... Cây trên 1 tháng tuổi, ngoài việc bổ sung vi lượng, cần phun bổ sung các loại chất kích thích tăng trưởng như: Atonik 1,8 DD, AgrostimTM USA... Khi cây hình thành nụ, cần bổ sung Muti - K (13 - 0 - 46) và Nitrat canxi (11 - 0 - 0 - 20 CaO) để hoa bền đẹp.

Ngắt lá, tỉa nụ: Muốn hoa nở tập trung cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyển màu). Tỉa bỏ những lá, hoa đã già héo để tránh làm cây bị bệnh. Các hoa tàn thì tách bỏ hoa ra khỏi các đài hoa. Sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới.

Phòng trừ sâu bệnh: Hoa chuông thường bị một số loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, các loại sâu ăn lá... nên cần phun ngừa các loại thuốc như Supracide 40 EC , Comite 73 EC, Kelthane 18,5 EC, Vertimec 1,8 EC, Bitadin... Các loại bệnh thường gặp là thối gốc và chết héo. Các bệnh này do độ ẩm quá cao, nơi trồng không thông thoáng, nên tưới vừa phải và tưới vào buổi sáng, tránh tưới buổi chiều hoặc buổi trưa dễ làm hư lá. Bệnh có thể khống chế được bằng các loại thuốc: Mexyl - MZ 72 WP, Topsin M 50 WP, Aliette 80 WP...


Sưu tầm từ Internet