Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐÀO


Ðào có 4 giống: Giống "đào bích" có màu hồng thẫm, sai hoamột loại đào dùng để cắm chơi trong các ngày tết. "Ðào phai" hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả. "Ðào bạch" ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Các loại đào này đều có hoa kép.

- Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống, tạo rãnh để thoát nước tốt. Luống cao 25-30cm, rộng 70cm, rãnh rộng 30cm theo hướng đông tây. Khoảng cách trồng: 1m x 1m, trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Bón phân hữu cơ lót với lượng 2-3 kg/cây.

- Bón phân thúc: Sau tết, đối với đào trong chậu cần chuyển ngay ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình inh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 hoặc 702 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

- Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế quần tụ: tán cao tạo bởi thân chính cao; bao xung quanh là các tán phụ tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn. Thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau. Thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất... Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC… Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide…

- Biện pháp điều khiển đào ra hoa vào dịp tết: Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá đào trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước để đào rụng lá. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 hoặc 702 nhằm tập trung dinh dưỡng để làm nụ, đảm bảo nụ ra nhiều, ra đồng loạt, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm nào thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, pha phân urea nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, cần phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm 40-50oC vào quanh gốc đào, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.

- Với đào thế: Trước hết, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Khi đánh tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu để khi mang đi xa cây sẽ không chết. Áp dụng bón phân, tưới nước và xử lý ra hoa như trên.
- Với đào chơi cành: Chọn mua những cành đào còn tơ, thân to, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Trước khi cắm phải hơ gốc (3-5 cm) trên lửa cho khô xém phần vỏ nhằm giữ nhựa không thẩm thấu ra ngoài, đồng thời hạn chế tối đa thối gốc do vi khuẩn.

Cây đào:

Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể ngăn chặn được bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi người hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Ở Trung Quốc, hoa đào còn là biểu tượng cho lễ cưới

Những ai độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì sẽ gặp may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong tình duyên.



Theo internet

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

TẠO THẢM RÊU XANH


1) Rêu già có bào tử (Có thể cạo ở những nơi ẩm ướt, thấy có rêu mọc xanh là được). Nhớ lưu ý cạo luôn phần đất thịt bám tại đó.
2) Nước ép khoai tây sống (Mua khoai tây sống về ép hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt)
3) Đất thịt không pha cát, cỏ dại hay các tạp chất khác)

Ba nguyên liệu trên chúng ta trộn với lượng nước vừa đủ (Cảm thấy nhão như một lớp bùn là được), nhào cho thật kỹ để rêu già trộn đều với đất thịt và nước khoai tây, xong đổ lên bề mặt đất trong chậu nơi muốn rêu sẽ mọc. San phẳng cho đều lên bề mặt, để rêu mọc thành thảm. Đâu đấy chúng ta để vào chỗ thật mát (dưới tán cây hoặc mái hiên nhà, tưới phun sương hàng ngày khi thấy khô bề mặt).

Nhờ có nước khoai tây sẽ đặc lại sẽ làm cho rêu không trôi khi phun sương nước và nước khoai tây chính là thành phần dinh dưỡng để rêu mọc đều tăm tắp. Rêu sẽ mọc nhanh nếu có nước khoai tây ép. Phun sương khoảng 20 ngày là các bác sẽ có một thảm rêu mọc đều và xanh rì.

theo Internet

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

BỂ CÁ TRONG NHÀ THEO PHONG THỦY

Bể cá cảnh chứa nước có quan hệ mật thiết với vận mệnh cũng như sự hưng vong của ngôi nhà,
vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý khi chọn vị trí đặt chúng. 
Trong phong thuỷ học, vị trí của nước rất quan trọng, “nước đến” và “nước đi”đều ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà. Theo đó, nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh vượng hưng vong của gia đình. Vì vậy khi chọn vị trí đặt bể cá cảnh cần đặc biệt chú ý đến những điều kiêng kỵ sau:
1. Tuyệt đối không nên đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.

2. Không đặt bể cá phía dưới ban thờ. Vì khói hương và bụi rơi và bể cá sẽ gây cá chết. Việc cá chết thường xuyên cũng là một điều rất không hay

3. Không đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cả thường không ngừng vận hành, khiến nước trong bể cá luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi. 
4. Không đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.

5. Không đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.

6.Không đặt bể cá dưới các đồ điện tử vì hơi nước từ hồ sẽ khiến đồ điện tử nhanh hỏng hơn


theo dothi.net

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Cách trồng các loài thuộc giống vanda và Ascocenda

Vanda R. Brown 1820. Họ phụ Vandoiđeae Tông Vandeae. Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng. Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonalianaVanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to. Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng. Một điề mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là diều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh. Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước: Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm. Ánh sáng: Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m². Nhu cầu phân bón: Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không. Cấu tạo giá thể: Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá" . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày. Thay chậu và nhân giống: Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp. Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết. Sâu bệnh: Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần. Các Loại Vanda khác + Vanda coerulea Boissiens + Vanda Coerulea_red + V.liouvillei Clone + Vanda Bbensonii + Vanda Brunnea + Vanda Coerulea +Vanda Coerulescens + Vanda Lamellata + Vanda Lilacina + vanda Mmahakkapongse + vanda Robert + Vanda Tteres

nguồn: Internet

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

CÁCH TRỒNG HOA HUỲNH ANH

Hoa huỳnh anh có Tên khoa học: Allamanda cathartica. Họ: Apocynacea. Cây cũng rất
thông dụng ở Việt Nam và thường được trông leo lên hàng rào của các ngôi nhà. Màu vàng
đặc trưng, rực rỡ và hoa huỳnh anh đã làm cho loại cây này trồng nên thông dụng. Là loài cây dễ trồng, phát triển khá nhanh ưa nắng và thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.


Trong quá trình phát triển cây cần được dẫn đường bằng cách cột và ta cũng cần cắt tỉa để cây lên xum xuê, cho nhiều hoa khi cây đã lên đúng chiều dài cần thiết. Nhóm Huỳnh Anh hoa vàng còn có mấy loại khác như Huỳnh Anh lá nhỏ (tên khoa học: Allamanda cathartica cv). Huỳnh Anh hoa vàng nghệ: (tên khoa học: Allamanda schottii). Ngoài ra, Huỳnh Anh có hoa màu hồng (tên khoa học: Allamanda blanchettii) hay màu ngọc tên khoa học: Allamanda violacea) là 2 loại lạ nhưng không thông dụng làm vì cây ít hoa hơn, không nổi bật bằng các dạng huỳnh anh nhóm hoa vàng. Khá lạ và độc đáo trong nhóm hoa huỳnh anh thuộc họ Apocynaceae còn có một loài cây xuất hiện ở Việt Nam khá lâu tên là Cẩm Anh tên khoa học: Strophanthus gratus).

Loài cây hoa leo này có hình dáng giống Huỳnh Anh nhưng lá xanh bóng đè hơn, cây phát triển nhặt lá hơn. Hoa nở rộ vào đâu mùa khô, còn mùa mưa thì không có hoa.

Ngoài công dụng là trong leo hàng rào để trang điểm cho ngôi nhà, nhóm Huỳnh Anh lá nhỏ
thường được trồng trong bồn để tạo khối có hoa rất đẹp, ta phải cắt tạo dáng thường xuyên thì cây
mới nhặt hoa và thật rực rỡ. Hoa Huỳnh Anh nếu trồng ở nơi mát, (ánh sáng chiếu trực tiếp ít hơn giờ mỗi ngày) thì cây sẽ cho ít hoa cành vươn dài hơn, không đẹp bằng những cây trồng ở những nơi nắng sáng chan hoà (100% ánh sáng).
Nguồn: http://www.langviet.net/forums/index.php…

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

trồng DO QUYEN tại hcmc

Nguyên nhân chính làm cây bị suy yếu và không sống được chính là do đất trồng chứ không phải do khí hậu. Do đất trồng của cây khi bán chỉ bao gồm đất rất tơi xốp nên khi chơi hoa xong cây không còn đủ dinh dưỡng để sống tốt được, nên sau khi chơi hoa mấy ngày tết xong ta nên thay cho cây bằng loại đất nhiều đất thịt trộn với tro trấu, xơ dừa. Hàng tháng bón phân hữu cơ đậm đặc + bánh dầu + lân thì cây có thể sống tốt và ra hoa nhiều như những cây khác được.

Đỗ quyên có hàng ngàn loài, nó sống ở khắp nơi trên thế giới, ở ta nó có mặt khắp Bắc – Nam, xuôi ngược. Mọc hoang thì tốt, đem trồng thì ai cũng kêu khó khăn.
      Đỗ quyên Bỉ do người Bỉ lai tạo, nó được trồng nhiều ở châu Âu, sau lan khắp các châu lục khác. Đỗ quyên Bỉ cây nhỏ, sai hoa, hoa to, đa dạng, nhiều màu sắc lộng lẫy, có cây hoa cho hai màu.
      Theo thổ nhưỡng học, đỗ quyên là cây chỉ thị đất chua, mọc tốt ở nơi đất chua, trồng trong đất kiềm cây chết. Cây trồng tưới bằng nước giếng, nước máy lâu ngày, đất bị kiềm hóa, cây cũng chết.
      Theo Jiang Qing Hai, một nhà trồng cây cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, thì muốn trồng và phát triển được cây đỗ quyên, ta cần làm như sau: 
      - Chọn chậu cân đối với cây, chậu to đất nhiều, nước sẽ nhiều. Chậu có lỗ ở đáy to, miệng rộng để bốc hơi và thoát nước nhanh.
       - Đất trồng là đất chua, 1/3 là đất mặt, mặt đồi núi càng tốt. 1/3 là đất mùn, tốt nhất là mùn của lá các loại cây họ thông, tùng… 1/3 là phân của bò ngựa hay các loài gia súc ăn cỏ, phơi khô đập nhỏ. Trộn các loại đó với nước giải ngấu, ủ kỹ càng tốt.
       - Nguyên tắc tưới, sau khi trồng và chăm sóc cho cây lên chồi, búp mới thì đất mặt chậu không khô không tưới, tưới chỉ đủ ẩm. Cứ 10 – 15 ngày lại tưới một lần giấm ăn pha loãng 10%, nếu không thì dùng nước gạo vo, nước đậu chua pha loãng mà tưới. 5 – 10 ngày tưới nước giải ngấu pha loãng một lần.
       - Kết hợp mỗi tháng một lần tưới sunfat sắt pha loãng 0,5 – 1%, cây sẽ không bị bệnh vàng lá. Không có sunfat sắt thì dùng sắt gỉ ngâm nước pha loãng tưới cũng được.
       - Sang tháng 9 – 10 không tưới nước giải loãng nữa mà tưới 1- 2 lần bằng Ca4(PO4)2 + Ca (4PO4)2. Có thể thay bằng phân lân, cho cây xúc tiến mầm hoa.
       - Tuyệt đối không tưới cây bằng đạm hóa học.
       - Thay chậu khi thấy rễ cây ăn ra đáy chậu, thì thay chậu to hơn, kết hợp là thay đất đã chuẩn bị như đất trồng.
       - Vào mùa hè nóng, cần làm giàn che, giàn che bảo đảm 70 – 80% bóng râm là được. Nhân giống đỗ quyên không khó. Ta có thể chiết cành 1 – 2 năm tuổi bằng cách bóc vỏ gỗ và bó bầu. Đất bó bầu là bùn ao sạch trộn rêu khô. Khi có cây con, thì trồng như trên. Ta cũng có thể giâm cành 1 – 2 năm tuổi cắt thành hom 10 – 12cm. Đất giâm là 40% cát, trộn 20% đất mặt, 20% phân bò ngựa khô đập nhỏ. Khi cây sống, phải chú ý tưới sunfat sắt để cung cấp sắt và tạo độ chua cho đất. Chỉ giâm chiết khi nhiệt độ không khí là 20 – 25 oC (mùa xuân hay mùa thu).

Đặc điểm sinh trưởng
 Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Vì vậy, mùa chiếu sáng mạnh thì nên đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc. Các chủng loại hoa đỗ quyên khác nhau thì có sức đề kháng với ánh sáng cũng khác nhau.
 Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, đến sự ra chồi hoa, nụ hoa và khống chế sự ra hoa.
 Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Đỗ quyên ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6 là vừa, tốt nhất là đất mùn rừng thông.
 Nước – Độ ẩm:
    Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây . Vì vậy, phải nắm chính xác chất lượng nước của địa phương để xem có cần thiết phải xử lý nước hay không.
    Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên. Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%. Ở các vùng núi cao và ven biển, độ ẩm không khí lớn, Đỗ quyên sinh trưởng rất tốt. Với Đỗ quyên trồng chậu, để thỏa mãn nhu cầu, cần tạo điều kiện môi trường có độ ẩm thích hợp.
 Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng nhu cầu về phân bón khác nhau. Cây 4-5 năm thì mỗi lần bón 10-20g/cây; cây 6-7 năm thì mỗi lần bón 20-40g/cây.
Kĩ thuật trồng, chăm sóc
    Chọn chậu: Căn cứ vào dạng thân và tán để quyết định chậu trồng. Đỗ quyên là loài mọc cạn vì vậy nên chọn chậu nông tốt hơn là chậu cao.
    Trồng chậu: Dùng chậu có lỗ ở đáy, dùng lưới nilon lót dưới đáy chậu sau đó dùng mấy viên gạch vụn và sỏi xếp lên trên, dày khoảng 2-3cm. Đổ đất vào khoảng 1/2-2/3 chậu và chuyển cây vào chậu, chú ý để bộ rễ tự do rồi bỏ thêm đất vào và lấy tay nén nhẹ . Thường 2 năm thay chậu 1lần, trước khi thay phải tưới nước trước 1-2 ngày để chậu và đất rời nhau. Khi sang chậu có thể cắt bớt rễ để xúc tiến ra rễ mới, cắt bớt cành để điều chỉnh cân bằng của lá và rễ.
    Tỉa cành: Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô, hay các cành mọc dày kết hợp với việc cắt tỉa tạo tán để cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn. Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 giai đoạn: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ. Mùa sinh trưởng: ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,… Kỳ ngủ nghỉ: chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Nên cắt những cành già và ngắn để mọc ra cành mới.
    Nuôi cây thời kỳ đặt trong nhà: Khi trưng bày trong phòng phải chú ý để nơi có ánh sáng, thoáng gió. Hằng ngày phải chuyển chậu hoa ra ngoài, để qua đêm. Trong kỳ ra hoa phải chú ý không được tưới vào hoa. Thời gian trưng bày trong phòng không được để quá lâu, trong vòng khoảng 1 tháng phải thay đổi đưa chậu ra vườn để chăm sóc.
    Điều chỉnh thời kỳ ra hoa:
         Điều kiện ra hoa: Ánh sáng và nhiệt độ: ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày. Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài.
      Phương pháp xử lý: Để hoa nở sớm: tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây hoàn thành việc phân hoá chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…
Một số sâu bệnh hại thường gặp
•Bệnh thối rễ:
 - Nguyên nhân: do quản lý nước và phân không thoả đáng, như phân quá nhiều, nước ẩm quá lâu làm cho cây con bị chết.
 - Biểu hiện: lá chuyển vàng, một phần lá rụng, lá mới, chồi non cành không bóng, dần dần héo.
 - Phòng trừ: Rửa sạch rễ, rồi cắt bớt rễ và cành lá. Sau đó rửa sạch chậu và thay đất mới, rồi trồng cây lại. Tưới nước cho cây và để nơi khô mát nuôi dưỡng.
•Bệnh phồng lá:
- Nguyên nhân: thường do nấm gây ra.
 - Biểu hiện: trên lá non có các đốm phồng đỏ, mặt sau lá lồi lên.
 - Phòng trừ: thực hiện chế độ kiểm dịch, cải thiện điều kiện thoáng gió xung quanh, tăng độ chiếu sáng và bón phân hợp lý. Phải kết hợp tỉa cành với xới xáo để nâng cao sức sinh trưởng của cây.
•Bệnh rỉ sắt:
 - Biểu hiện: trên cả 2 mặt lá có các đốm nhỏ màu vàng, nâu hoặc nâu vàng, đường kính 2-6mm.
 - Phòng trừ: khử trùng các xác cây bệnh, lấy các cành lá rụng đốt đi. Sử dụng các loại thuốc hợp chất lưu huỳnh, vôi để giảm nhẹ tình hình bệnh.
•Bệnh phấn trắng:
-Nguyên nhân: cây dễ bị bệnh khi trong mùa sinh trưởng mà điều kiện thông gió kém, thiếu ánh sáng.
-- Biểu hiện: trên lá, cành non và hoa có các đốm tròn mất màu và trên lá xuất hiện các bột màu trắng.
-Phòng trừ: trong mùa phát bệnh có thể dùng Benlate 0,1% cách 7 ngày phun một lần, phun 3 lần là khỏi.
•Rệp sáp:
 - Biểu hiện: xuất hiện trên lá và cành non với thân trắng sáp hiện rõ trên mặt lá, dễ phát sinh ở những nơi điều kiện không thông gió.
 - Phòng trừ: phun cồn hoặc nước rửa sạch.
•Nhện đỏ:
-Biểu hiện: mặt sau lá hình thành các đốm nhỏ màu nâu hoặc cả lá màu nâu.
-- Phòng trừ: phun hợp chất lưu huỳnh – vôi để tiêu diệt, kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại. Cắt bỏ cành bị bệnh, phun thuốc diệt nhện. Lợi dụng các loài thiên địch như bọ rùa, chuồn cỏ, ruồi ăn rệp, ong ký sinh.


Sau Tết, khi thay đất trồng có cần phải ngắt hết bông và bấm ngọn tỉa bớt ngọn và lá không? Ngắt bông và tỉa ngọn luôn anh.
- Giữ lại bầu rễ có nghĩa là rũ hết đất cũ, chỉ để lại phần rễ và có cần cắt bớt rễ không? Không rũ mà cắt toàn bộ bầu đất của bộ rễ cho nhỏ lại.
- Làm thế nào để cây có thể trổ bông đúng dịp Tết? bình thường là bón phân 1 tháng/lần, gần tết 2 tháng thì ngưng hẳn 1 tháng đến khi còn 1 tháng nữa tết thì bón phân bánh dầu và lân vào cho cây



Kỹ thuật trồng hoa Đỗ quyên

1. Chọn và nhân giống Đỗ quyên.
Trên thị trường đang sử dụng rộng rãi giống hoa Đỗ quyên Bỉ. Đây là giống có hoa đẹp, màu sắc đa dạng, dễ trồng và nhân giống.
Có 3 phương pháp phổ biến dùng để nhân giống hoa Đỗ quyên là: Giâm cành, gieo hạt và chiết. Đối với giâm cành có thể tiến hành vào tháng 5 hoặc tháng 10, chiết vào tháng 4 - 5 còn gieo hạt thì vào vụ xuân. Phương pháp giâm và chiết thì nhanh cho cây thành phẩm hơn so với gieo hạt.

2. Kỹ thuật làm đất.
Đất trồng hoa Đỗ quyên phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 - 5 là phù hợp nhất.
Cách pha trộn đất trồng hoa Đỗ quyên: Lấy 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + 1 phần lá rụng + 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn theo công thức: 3 phần đất tầng mặt + 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong 1 - 2 năm. Chú ý, phải để phân ủ trong nhà có mái che để giảm độ phì do nắng mưa, trước khi dùng thì phải loại bỏ tạp chất.

3. Kỹ thuật chăm sóc.
Khia tỉa cây nên nhớ là Đổ quyên phát triển rất yếu ở phần đọt do đó phải tỉa phần dưới gốc nhiều hơn phần đọt.
Nhớ đến đâu nói đến đo bạn nào có thắc mắc xin cứ nêu câu hỏi tôi sẽ cố gắng trả lời theo sự hiểu biết của tôi, và nếu cần sẽ tra thêm tài liệu
Trả lời kèm theo trích dẫn

3.1 Kỹ thuật thay chậu:

Thay chậu với hoa Đỗ quyên là việc làm cần thiết. Cây hoa Đỗ quyên cần được thay chậu trong các trường hợp sau: Chuyển cây từ ngoài đất vào chậu. Thứ 2 là cây con lớn, bộ rễ đầy chậu đáy chậu có rễ ra ngoài. Cũng cần phải thay chậu sau khi đã trồng cây được 2-3 năm, dinh dưỡng trong chậu đã hết. Có thể tiến hành thay chậu vào vụ xuân hoặc vụ thu (trước khi hoa đã tàn hoặc trước khi cây vào nụ). Khi thay chậu thì nên chọn các loại chậu có chất liệu và kích thước phù hợp với tuổi cây. Khi thay chậu cần chú ý bỏ hết đất cũ, cắt bỏ rễ xấu. Sau khi thay chậu cần tưới đẫm nước, nếu thay vào vụ thì cần chú ý giữ ẩm cho cây trong vụ đông.

3.2 Kỹ thuật tưới nước:
Cây Đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu được ngập úng lâu. Nếu hạn quá hoặc úng quá đều làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp. Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, hoa cần tưới nước nhiều hơn. Trong những ngày trời hanh khô cần phun nước nhiều xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí.
Nước dùng tưới cho Đỗ quyên tốt nhất là nước tự nhiên, sau đó là nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Để tăng độ chua cho nước tưới ta có thể cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.
Nên dùng nước và nước phân thay nhau tưới cho Đỗ quyên.

3.3 Kỹ thuật bón phân
Đỗ quyên không phải loại cây phàm ăn, chính vì vậy cần chú ý khi bón phân. Nếu bón nhiều phân quá, bón phân quá đặc thì còn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để có hoa to và đẹp thì cần bón một lượng phân phù hợp, cách bón phân hợp lý mà theo kinh nghiệm của các nhà vườn là: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng.
Thông thường chỉ bón phân với các cây từ 2 năm tuổi trở lên. Đối với cây 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ cuối xuân đầu hè, cứ 10-15 ngày bón một lần phân loãng. Đối với cây từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu, giữa tháng 6 thì bón một lần phân P, K. Sau tháng 6 thì ngừng bón phân, đến khi tàn, cây mọc cành mới có thể bón nước phân loãng.

Một số chú ý khi bón phân:
- Không nên bón nhiều phân vào mùa hè để tránh vàng lá, rụng lá.
- Nếu mùa hè, cây sinh trưởng bình thường và đang bước vào giai đoạn sinh trưởng thực thì có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) để thúc đẩy ra nụ hoa.
- Sau mỗi lần bón phần cần tăng cường tưới nước và xới xáo.
- Sau mùa đông không cần bón phân.

4. Phòng trừ sâu hại:
- Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu trên hoa. Khi bị nhiễm nhện có thể dùng các loại thuốc như DDVP 0,1% để phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun.
- Rệp ống: Gây hại trên lá, cành non và hoa. Đối với loại này cần chú ý đến việc diệt trứng của chúng qua đông bằng hợp chất lưu huỳnh vôi 5%. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.
- Nhện râu ngắn: Loại nhện này gây hại trên lá, cành non và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
- Bệnh thối rễ: Bệnh làm cho cây khô héo. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Để hạn chế bệnh cần phải xử lý đất khi thay chậu. Khi phát hiện bệnh cần xử lý cây và đất kịp thời bằng thuốc tím 0,1% hoặc sunfat sắt 2%. Có thể dùng Topxin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.
- Bệnh đốm nâu: Đây là loại bệnh gây hại chính trên cây Đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng, cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boođo 1% để trừ bệnh.
- Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Bệnh này thường xuất hiện ở cây trồng trên đất kiềm. Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun.


Sưu tầm  Internet

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

TRỒNG HOA HỒNG

Hoa hồng là một loài hoa đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Sau đây, xin giới thiệu cách trồng hoa hồng trong chậu để mỗi cá nhân có được những bông hoa hồng tươi, đẹp ngay chính trong nhà của chúng ta.


Cách trồng trong chậu :
Chậu không cần lớn, cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất thì càng hay. đất phải thóat nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút. Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.


Cách chăm sóc :
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc... sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.


Nguồn Internet

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

HOA COSMOS

Trong Bộ môn Thực vật, họ hàng Hoa cúc (Compositae: Asteraceae) có thể xem là đa dạng với nhiều giống loại khá đẹp và rất phổ biến nhiều nơi ở các nước thế giới năm châu. Riêng tại khí hậu xứ ta, loài Hoa Cúc Sao nháy này cũng rất phổ biến, từ miền cao, đến thấp đều có trồng làm cây cảnh ở vườn nhà, hoặc nơi công cộng. Chắc các bạn yêu hoa cũng đã có lần ngắm nhìn hoa sao nháy mãnh mai với nhiều màu sắc lấp lánh giữa không gian. Nhờ vậy, các nhà thực vật đồng ý đặt tên là Hoa Sao Nháy, được ghi vào bổ sổ các loài hoa đẹp đến ngày nay. Để giới thiệu thêm đặc tính của loài hoa cúc này, xin góp ý vài điều hiểu biết cho các bạn yêu thích hoa này: 

Tên khoa học: Cosmos bipinnatus, Cav.
Tên Pháp: Cosmos - Họ thực vật: ASTERACEAE.
Tên thông thường Việt Nam: Cúc Sao nháy, Hoa chuồng chuồn.

Nhìn hình ảnh của Cây Hoa sao nháy, cây Cúc này được lấy tên Cosmos mà ta gọi cho đúng nghĩa, là một loại thân thảo rất mảnh mai, mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng, trắng đỏ lung linh trước gió. Nhìn xa hơn, nếu ta có nhịp chụp ảnh đứng giữa vườn hoa sao nháy, thì như ta ở giữa bầu trời đầy các vì sao lấp lánh, nhấp nháy như tên gọi thông thường. Cho nên khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vuông đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bậc được khung cảnh của các vì sao cosmos.


Cũng vì thân thảo yếu ớt, quá mảnh mai mà cúc sao nháy ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vì lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển trái lại càng ngày sao nháy càng được ưa chuộng là loại hoa làm cảnh đẹp cho vườn nhà ở các nơi. Nhờ vào bản tính gấy giống, trồng trọt dễ dàng.

Hột hoa cosmos có thể thu hái dễ dàng sau một lứa trồng cây hoa làm cảnh. Khác với các loài hoa cúc anh em với cosmos thì hoa sao nháy tự thụ phấn lấy để sau khi hoa tàn rồi cho nhiều hạt, đầu có 2 móc nhỏ mỗi hạt. Sau khi toàn cây bắt đầu khô héo thì hạt cũng vừa chín tới dễ dàng. Chớ như thông thường thì cúc vàng, cúc đại đóa v.v... đều là loại hoa cúc thuộc vào hàng cao cấp dùng làm hoa cắt cành, rất khó lấy hạt đổ làm giống nên phần lớn là phải lấy được con của cây mẹ mà làm cành tuya gầy giống (bouture).

Về kỹ thuật trồng cosmos, từ lâu nay, ta có kỹ thuật áp dụng. Việc thứ nhất, ta giao hạt cosmos tại vườn ươm hẵn hoi. Với những luống ươm rộng 1,20m, dài tối đa 10m, ta cũng cuốc, nĩa xới cùng với 50 ký phân chuồng thật hoai và 200g phân hóa học (3 chất N.P.K) trộn lẫn vào một lượt với phân chuồng để bón lót cho líp 10m2 ươm. Sau đó, ta tưới tắm trong vòng 6-7 ngày cho ẩm đất luống ươm, là có thể gieo hạt. Nhờ hạt như tăm nhang, dài cỡ 5-6mm nên có thể bốc từng nhúm hạt mà rải thưa và đều trên mặt luống, hoặc rắc hạt theo hàng dài (chia làm 5 hàng, cách nhau 20 phân trên luống rộng 1,2m...).


Rắc hạt xong ta nhớ xới xáo nhẹ đất mặt để lấp hạt xuống đặt đất, và nhớ phủ một lớp cỏ hoặc rơm trên mặt luống, đồng thời, tưới hằng ngày cho đủ ẩm chờ hạt nẩy mầm; sau một tuần cây con sẽ mọc lên, ta mới dở rơm, cỏ đậy mặt líp ra, thì cây ươm con bắt đầu cao lối một gang tay, thân to cỡ 5-6mm để đủ sức ra ngôi đem trồng ngoài vườn. Thông thường ra có 2 cách ra ngôi, như sau:

Nơi trồng đã dọn đất vào phân sẵn sàng để trồng, thì ta nên nhổ từng cây con ở luống ươm đem ra cấy thẳng vào vườn có sẵn líp đang chờ. Chăm sóc tưới như thường lệ đừng để cây bị héo khô;

Ta cũng có thể cấy cây con vào bầu nylon và chăm sóc thêm một thời gian cho cây cứng cáp, chờ dịp mang ra trồng thẳng vào vườn công cộng hoặc vườn nhà để mau có hoa vào các dịp cần thiết lễ lộc theo yêu cầu. Sau 30 đến 40 ngày cấy ra ngôi đó, không bỏ bê chăm sóc thì các cây trưởng thành bắt đầu ra nụ hoa tròn, để tuần sau những cánh hoa nở rộ khắp vườn lấp lánh màu sáng trắng, đỏ hồng, làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên.

Việc thứ nhì, cách thức trồng thẳng ra vườn cũng thuận tiện, đỡ công chăm sóc và gầy giống ở vườn ươm, lại rút ngắn thời gian trổ hoa sau ngày gieo hạt. Chỉ cần chăm sóc, làm cỏ sạch, tỉa nhổ cây phát triển đều cho nhiều hoa không kém gì hơn lối trồng phải cấy cây con. Hôm nay cũng là thời điểm để ta kịp chuẩn bị gieo trồng cosmos, và chúc các bạn sẽ có một vườn hoa comos đón Xuân.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Chăm sóc vườn hoa kiểng



     
Hiện nay do nhu cầu trồng hoa kiểng ngày càng mở rộng, người yêu thích hoa ngày càng nhiều nhưng việc chăm sóc và nuôi dưỡng hoa thì ít được chú trọng‎.
Để đáp ứng nhu cầu, trước hết cần phân loại hoa kiểng trong vườn thành từng nhóm để chọn vị trí cho thích hợp với môi trường:
- Cây hoa cần ánh sáng từ  80 – 100%: nên để chỗ thoáng, rộng, nước, phân đầy đủ. Nếu thiếu ánh sáng, cây không ra hoa hoặc ra hoa ít hay chỉ ra toàn lá (đây là trường hợp thường thấy ở các vườn nghiệp dư). Các loại hoa này gồm có: bông giấy, sứ Thái Lan, xương rồng Bát Tiên,.. thuộc nhóm cây rất ưa nắng, cần ít nước, có thể tưới sương mỗi ngày hay cách ngày.
- Các loại có hoa quanh năm như bông hồng, trang Thái Lan, trang Mỹ, nguyệt quế, phương diệp,… tất cả đều cần nắng, nước, phân để ra hoa. Để xử lý ra hoa chỉ cần chăm sóc cho cây phát triển cành lá xanh tốt. Sau đó bỏ khô (giảm nước 4 – 5 ngày) đến khi lá hơi héo rồi mới tưới lại và vô phân gốc, cây sẽ rụng lá khi được tưới lại. Bón phân cây sẽ ra hoa đẹp, đều và rực rỡ.
- Cây hoa cần ánh sáng 30 – 50%: gồm các loại hoa mới du nhập 2 năm gần đây như: lan Ý, hồng môn, dạ yên thảo, đỗ quyên, trà my,… Vì vậy các loại hoa này phải được đặt dưới bóng râm hoặc dưới mái hiên, riêng hồng môn nên trồng trong hỗn hợp phân chuồng nhuyễn, xơ dừa và vỏ đậu phộng mà không trồng trong hỗn hợp đất thịt, trấu, phân chuồng như các loại khác vì cây sẽ cho hoa nhỏ và dễ bị bệnh.
- Cây cần ánh sáng 100% thuộc các loại cây kiểng không hoa như: tùng Nhật, vạn niên tùng, sơn tùng, trắc bá diệp, thiên tuế, trúc liễu, hoàng nam, cau kiểng, cau xanh, cau đỏ,… nếu thiếu nắng lá sẽ èo uột mất màu.
- Cây cần bóng râm, ít ánh sáng (20 – 30%) thường được trang trí trong phòng, khách sạn, công ty,… gồm một số loại như: thiết mộc lan (phát tài), trúc nhật, trầu bà, ngũ gia bì, vạn niên thanh, đuôi phụng,… nhu cầu nước cho mỗi ngày vẫn phải cần nhưng chỉ tưới một lần với luợng vừa đủ. Thỉnh thoảng nên đem cây ra chỗ thoáng mát rửa sạch bụi ở lá, vô phân NPK hay Urê. Lưu ý không phơi nắng 100% vì cây sẽ bị héo bộ lá.
Về phân bón có 2 loại
- Phân hữu cơ:
Là phân chuồng (như phân heo, gà, dơi,…) đã ủ hoai mục. Bánh dầu phải ngâm nước trước nửa tháng, đến khi sử dụng thì pha thật loãng với nước.
- Phân vô cơ:
Với những chức năng dưỡng cây và kích thích ra hoa như NPK 30 – 10 – 10; 20 – 20 – 20 (dưỡng cây); 15 – 30 – 15,…
Tưới nước tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 – 10 giờ, chiều có thể tưới lại những cây lớn. Khi tưới không nên tưới vào cánh hoa, tia nước càng nhỏ, càng nhẹ càng tốt.
Vệ sinh vườn nhặt lá vàng, tỉa cành khô, cắt các nhánh cây,… có thể cắt 1 tháng1/lần. Nếu có trồng cỏ lá gừng nến cắt định kỳ 10 ngày/lần, cỏ nhung 2 tháng/lần để cỏ được phẳng, mọc khít rất đẹp.
Tóm lại đây là điều cơ bản cần thiết để các chủ nhân của vườn hoa kiểng chăm sóc vuờn nhà, tạo thành khoảng không gian xanh rực rỡ sắc hoa vào mỗi dịp xuân về.
Nguồn: http://longdinh.com/defa...&ID=1315&catID=3