Ðào có 4 giống: Giống "đào bích" có màu hồng thẫm, sai hoa là một loại đào dùng để cắm chơi trong các ngày tết. "Ðào phai" hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả. "Ðào bạch" ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Các loại đào này đều có hoa kép.
- Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống, tạo rãnh để thoát nước tốt. Luống cao 25-30cm, rộng 70cm, rãnh rộng 30cm theo hướng đông tây. Khoảng cách trồng: 1m x 1m, trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Bón phân hữu cơ lót với lượng 2-3 kg/cây.
- Bón phân thúc: Sau tết, đối với đào trong chậu cần chuyển ngay ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình inh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 hoặc 702 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
- Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế quần tụ: tán cao tạo bởi thân chính cao; bao xung quanh là các tán phụ tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn. Thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau. Thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất... Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.
- Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC… Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide…
- Biện pháp điều khiển đào ra hoa vào dịp tết: Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá đào trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước để đào rụng lá. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 hoặc 702 nhằm tập trung dinh dưỡng để làm nụ, đảm bảo nụ ra nhiều, ra đồng loạt, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm nào thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, pha phân urea nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, cần phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm 40-50oC vào quanh gốc đào, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.
- Với đào thế: Trước hết, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Khi đánh tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu để khi mang đi xa cây sẽ không chết. Áp dụng bón phân, tưới nước và xử lý ra hoa như trên.
- Với đào chơi cành: Chọn mua những cành đào còn tơ, thân to, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Trước khi cắm phải hơ gốc (3-5 cm) trên lửa cho khô xém phần vỏ nhằm giữ nhựa không thẩm thấu ra ngoài, đồng thời hạn chế tối đa thối gốc do vi khuẩn.
- Bón phân thúc: Sau tết, đối với đào trong chậu cần chuyển ngay ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình inh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 hoặc 702 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
- Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế quần tụ: tán cao tạo bởi thân chính cao; bao xung quanh là các tán phụ tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn. Thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau. Thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất... Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.
- Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC… Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide…
- Biện pháp điều khiển đào ra hoa vào dịp tết: Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá đào trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước để đào rụng lá. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 hoặc 702 nhằm tập trung dinh dưỡng để làm nụ, đảm bảo nụ ra nhiều, ra đồng loạt, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm nào thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, pha phân urea nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, cần phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm 40-50oC vào quanh gốc đào, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.
- Với đào thế: Trước hết, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Khi đánh tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu để khi mang đi xa cây sẽ không chết. Áp dụng bón phân, tưới nước và xử lý ra hoa như trên.
- Với đào chơi cành: Chọn mua những cành đào còn tơ, thân to, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Trước khi cắm phải hơ gốc (3-5 cm) trên lửa cho khô xém phần vỏ nhằm giữ nhựa không thẩm thấu ra ngoài, đồng thời hạn chế tối đa thối gốc do vi khuẩn.
Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể ngăn chặn được bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi người hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Ở Trung Quốc, hoa đào còn là biểu tượng cho lễ cưới
Những ai độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì sẽ gặp may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong tình duyên.
Theo internet
Mình thấy hoa dào trồng ở TPHCM cũng đẹp, trồng nơi mát cây sẽ xanh và hoa đẹp rất may mắn đó, từ lúc mình mới trồng toàn gặp may . Thanks bạn nha.
Trả lờiXóa