Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Phân Bón - fertilizer


Phân bón được xem là nguồn thức ăn, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Người ta xác định được các nguyên tố dinh dưỡng cho cây gồm có: C, O, H, N, P, K, S, Ca, Mg, Na, Fe, Al, Mn.... Và các nguyên tố này được chia thành hai nhóm:

1/ Các nguyên tố đa lượng: Là các nguyên tố chiếm khối lượng khá lớn trong cây trồng, gồm có: C, O, H, N, P, K, S, Ca, Mg. Trong đó C, H, O là ba nguyên tố chiếm đến 95% khối lượng cây và được cây hấp thụ từ không khí, nước. Kế đến là 3 nguyên tố N ( Nitơ - Đạm), P (phốt phát – Lân) và K (Kali- Bồ Tạt) giữ vai trò rất quan trọng đối với cây trồng.

2/ Các nguyên tố vi lượng chiếm một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu là : Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Bo, Cl, Na, Al.....
Mỗi nguyên tố dinh dưỡng giữ vai trò nhất định đối với cây trồng, được cây hấp thu từ nước tưới, môi trường đất trồng, không khí hoặc do con người bổ sung qua quá trình bón phân. Dựa vào tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng mà ta có cách bón phân một cách hợp lý: mỗi loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng khác nhau, điều kiện môi trường khác nhau thì có cách bón phân khác nhau. Bón phân cho cây phải thoả mãn điều kiện là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà bản thân môi trường nuôi trồng không cung cấp đủ hoặc không có. Vì vậy để bón phân cho đúng ta phải biết được những tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng nói trên. Ví dụ như ta xét đến một số nguyên tố sau:

- N (Nitơ- Đạm): Là nguyên tố dinh dưỡng cơ bản nhất, có tác dụng phát triển tốt, tăng độ quang hợp của lá.

- P (phốt pho- Lân): Là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho quá trình tạo ra các bộ phận mới của cây, kích thích quá trình phát triển rễ, chồi ra hoa, kết quả của cây trồng, tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với môi trường.

- K (Kali- Bồ tạt): Là nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá của cây, tăng khả năng đề kháng, phẩm chất, năng suất của cây trồng. Làm giàu đường trong quả, màu sắc hoa trái đẹp hơn, cần trong quá trình hình thành của ở các loại cây có củ.

- Ca (Canxi- Vôi): Là nguyên tố dinh dưỡng chiếm đến 3% trong số các chất khoáng trong cây, Ca giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, khử độc cho cây, cải tạo môi trường chất trồng.

- Và còn những tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, dù chỉ một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu, chất lượng cây trồng không thể đạt mức tối ưu nếu thiếu các nguyên tố này.

- Muốn hiểu được các tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng, ta có thể tìm hiểu thêm ở các sách chuyên ngành về phân bón hoặc tài liệu giảng dạy về sinh lý thực vật ở các trường đại học. Biết được các đặc điểm tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng, ta sẽ chọn lọc được loại phân, cách bón phân hợp lý cho cây trồng.

- Xét về các chủng loại phân bón ta sẽ vô cùng bối rối vì sự đa dạng. Thực chất phân bón được chia thành hai nhóm:

- Phân hữu cơ: Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ. Ví dụ như phân chuồng (chất thải các loại gia cầm), phân xanh (rác thực vật được ủ tươi) phân rác (phế phẩm nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp hay rác đô thị....( phân than bùn (phân mùn khai tách từ thiên nhiên thường được bổ sung thêm một số phụ phẩm khác), phân bánh dầu, phân cá, phaantro, phân vôi, phân vi sinh... Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng rất tốt cho việc nâng cao đội phì, độ tơi xốp của đất giúp cải thiện rất nhiều đến kết cấu của đất

- Phân vô cơ: Còn gọi là phân khoáng, phân hoá học, có thể có nguồn gốc tự nhiên hay chế biến qua nhiều quá trình phức tạp. Có đủ hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng được chế biến ở các dạng đơn chất hoặc hợp chất. Điều thuận lợi đầu tiên trong việc sử dụng là rẻ tiền, dễ áp dụng, tác dụng nhanh tức thời, nhưng lại không có lợi cho môi trường đất trồng, dễ làm chai đất nếu ta chỉ bón các loại phân đơn chất thường xuyên. Đồng thời bón phân vô cơ đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về đặc tính cây trồng, biết các biểu hiện thiếu hay dư thừa các nguyên tố dinh dưỡng thể hiện trên cây, hoặc qua quá trình phân tích lá cây mà bón phân thích hợp. Ví dụ ta có các loại phân như sau:

- Phân đạm: gồm có uree, đạm amon, đạm sulfat, đạm clorua.

- Phân lân: Gồm có lân tự nhiên apatit, lân photphoric, lân qua chế biến như super lân, lân nung chảy.

- Phân kali: gồm có Kali clorua, Kali sunfat

- Vôi: dùng để bổ sung canxi cho cây trồng

- Các loại phân hoá học phức hợp hay phân trồn mà thành phần N, P, K chiếm chủ yếu với tỉ lệ nhất định cùng kết hợp với một số nguyên tố như: S, Mg, Na, Ca hoặc là các loại phân chuyên biệt chứa các thành phần nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như phân Borat natri, acid borit, Borat magne, phân đồng, phân mangan, phân molipden....



Sau khi tìm hiểu các loại phân bón nêu trên xong, ta lại phải chọn cách bón: hoặc là loại phân dành để bón xuống đất để rễ hấp thu (phân hữu cơ các loại, phân vô cơ dạng hạt) hoặc là loại phân bón qua lá (phân vi sinh, phân khoáng, N, P, K) Riếng với phân bón qua lá thì tác dụng rất hiệu quả, nhanh chóng đối với cây trồng, đồng thời việc kết hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh, các loại hormon tăng trưởng, các enzyme sẽ tạo hiệu quả rất lớn đối với cây trồng.



- Việc bón phân dưới đất thường được áp dụng đối với các loại phân hữu cơ, một số loại phân hoá học nhằm để cải tạo môi trường đất trồng trọt và cung cấp từ từ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân cho cây trồng ta phải chú ý đến một số yếu tố như:

- Tuỳ chủng loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà ta có cách bón phân, lượng phân, loại phân khác nhau.

- Kiểm tra môi trường đất trồng, nguồn nước tưới để có cách bổ sung dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng. Việc này đòi hỏi ta phải phân tích mẫu đất, hoặc phân tích nguồn nước để tìm ra nguồn dinh dưỡng thiếu hụt hay dư thừa mà bón cho hợp lý.

- Kiểm tra cây trồng ở những giai đoạn sinh trưởng qua phương pháp phaanticsh lá mà có cách bón phân hợp lý.

- Thời điểm mùa vụ, thời gian, không gian để bón phân cũng quan trọng đối với sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cây trồng.

- Mỗi loại phân đều có cách sử dụng riêng để đạt hiệu quả cao, vì vậy đòi hỏi ta phải có hiểu biết để sử dụng thành thạo các loại phaanbons sao cho đạt hiệu quả, năng suất và kinh tế nhất.



Ví dụ như phân uree (CO(NH2) khi bón cho cây dễ gây ngộ độc biurat nếu bón dài hạn, còn phân đạm amon nitrat (NH4NO3) thuận lợi cho việc bón nhiều loại cây trồng, nhưng phân có đặc tính sinh lý chua thích hợp cho cây trồng cạn hơn cây trồng nước hay đạm sunfat (phân SA) (NH4) So4 là phân đạm rất tốt vì cung cấp thêm S (lưu huỳnh)- một chất cần thiết cho cây trồng – nhưng không được bón trên đất phèn vì sẽ làm đất thêm chua. Ngoài ra còn có đạm Clorua (NH4Cl) cũng là phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với phân khác như phân lân để giảm chua, chú ý loại phân này không dùng cho vùng đất mặn, khô hạn vì dễ làm cây ngộ độc Clo.

Hoặc nếu ta dùng phân hữu cơ như các loại phân chuồng để bón lót thì ta chú ý đến độ chua của phân, độ tươi của phân khi bón để không làm cây bị sốc, bị phỏng hay bị nhiễm bệnh từ nguồn phân được xử lý chưa đúng, chưa đủ thời gian ủ.



Cách kết hợp các loại phân bón vô cơ theo tỷ lệ nhất định để bón theo chủng loại, thời kỳ sinh trưởng của cây trồng đòi hỏi chúng ta phải biết rõ về thành phần các loại phân để pha chế theo ý muốn. Các hormon tăng trưởng như NAA, BA, IAA,... không phải là phân bón mà được xem là các chất điều hoà sinh trưởng, được dùng kết hợp với các chất dinh dưỡng để sử dụng cho cây trồng. Liều lượng là điều tối quan trọng mà ta cần chú ý.



Như vậy để bón phân cho cây trồng một cách đúng đắn, hiệu quả đòi hỏi nhà trồng trọt, nhà sản xuất phải có những hiểu biết nhất định. Không đơn giản là bất kỳ phân gì bỏ vào cho cây trồng cũng tốt cả, mà phải đúng lúc, đúng lượng, đúng chất thì hiệu quả mới cao.



- Đúng là phân bón và cách bón phân như một lời thách đố đối với người trồng trọt. Thực tế thì cũng dễ dàng nếu ta chỉ bón phân chăm sóc cho một số ít cây trồng tại nhà, dùng các nguồn phân hữu cơ có sẵn (phân chuồng, xác cá, tôm, bánh dầu, phân rác, phân xanh,...) thì đã quá tốt rồi nhưng đối với nhà sản xuất, đòi hỏi tính đồng nhất, chất lượng cao nhất thì việc sử dụng phân bón phải thật đúng, thật hợp lý. Muốn được như vậy ta cần phải học hỏi, tham khảo tài liệu khoa học, thử nghiệm, phân tích kết quả.... có như vậy chìa khoá thành công trong việc sử dụng phân bón mới nằm trong tầm tay và trở thành tài sản vô cùng quý giá đối với các nhà trồng trọt - những người yêu hoa cảnh/.

Sưu tầm từ internet

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Hoa Sống Đời _ Kalachoe


Mình mới sở hữu một chậu cây sống đời màu rất rực rỡ. Sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng có nhiều màu hoa như hồng, tím, cam, vàng, đỏ, cánh đơn hay kép. Mình không thích màu đỏ lắm vì nó quá phổ biến, sống đời dễ trồng nhưng để ra hoa nhiều như các nhà vườn làm thì mình có bí quyết cách trồng sưu tầm được của loài này như sau:


Kỹ thuật ươm cây con
- Sống đời ta và sống đời Đà Lạt nhân giống bằng lá.
- Riêng sống đời đỏ và sống đời 5 màu nhân giống bằng cách giâm cành.
- Để có cây con vào dịp Tết Nguyên đán, ta phải chuẩn bị cây mẹ từ sau Tết năm trước.



             Giâm cành như sau
- Tháng giêng âm lịch: Trồng cây mẹ (cây trưởng thành có hoa)
- Tháng năm âm lịch: Khi cây mẹ có nhiều nhánh, mỗi nhánh có từ năm cặp lá trở lên có thể tách đem trồng. Vì sống đời nhân giống bằng cách giâm cành nên ra ít cành nhánh, ta có thể tuần tự cắt cành lớn trồng trước, cành nhỏ để trên cây mẹ khi lớn cắt trồng sau, thời gian trồng có thể kéo dài đến tháng 7 âm lịch. Nếu trồng sau tháng 7, sống đời cũng trổ bông, nhưng bông và tán nhỏ không đẹp

          
  Kỹ thuật trồng  

-Trồng trong chậu hay bịch nylon: dùng loại bịch 15 x 25 cm
Hỗn hợp nguyên liệu trồng ban đầu có thể sử dụng như sau (tính bằng giạ): 1 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai (phân bò) + 7 phần tro trấu hoặc xơ dừa + 1kg Lân + 1kg vôi bột. Nguyên liệu trồng cho vào 2/3 chiều cao bịch để trồng, bố trí bịch theo hướng Bắc Nam, trên líp đặt bịch nên phủ 1 lớp nylon để hạn chế cỏ dại và sâu hại. Kết hợp với việc phòng các bệnh có nguồn gốc từ đất (dùng formol xử lý đất).

     Bón phân



Bón phân cho hoa sống đời phải bón nhiều lần, chủ yếu nhìn màu lá mà bón phân, lá có màu xanh mướt không nên bón.
4.1/ Bón thúc phân chuồng và bánh dầu phộng: Lần đầu sau khi trồng 5 ngày và sau đó hàng tuần bón 1 lần : 0,5 - 1 chén phân chuồng hoai mục + 1 - 2 muỗng cà phê bánh dầu/giỏ.
4.2/ Tưới chan nước bánh dầu + DAP hoặc NPK: Cách 15 ngày chan 1 lần. Ngâm 3kg bánh dầu + 1kg DAP hoặc NPK trong 10 lít nước, sau đó pha từ 1 – 2 lon sữa bò nước phân DAP vào 10 lít nước sạch tưới cho bông, tưới vào trước 16 giờ chiều, tránh tưới trên ngọn làm hư bông.

            Tưới nước
-Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần vào trước 9 giờ sáng và trước 16 giờ chiều.
-Khi cây có 1 – 2 tầng nhánh tưới 1 lần vào sáng sớm.
Khoảng 3 tháng sau trồng, phải ngắt đọt tạo tán (chiều cao các chậu đồng đều). Tháng 10 xủ lý ra hoa, dùng MIRACLE –GRO (15-30-15) từ 2-3 lần khoảng 10 ngày/lần. Tháng 11 dùng ROOTS (0-44); sau 1 tuần nếu cây chậm ra hoa, phun tiếp GA3 (liều lượng thấp 0,5 ppm). Khoảng 20 ngày sau dùng GROW MORE (6-30-30). Trước Tết từ 50 – 60 ngày phải ngắt tỉa đọt (chừa lại ít nhất 2 cặp lá để cây ra bông nhiều và trổ tập trung đều vào dịp Tết. Chú ý tưới nước vừa đủ ẩm, tránh ngập úng.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

CỎ DẠI_ Weed



Không hiểu sao mà loài cỏ dại lại có sức sống mãnh liệt đến thế, mỗi độ mưa xuống là lại sinh sôi không ngớt nhỉ ??? Cỏ dại cũng là cây 1 mùa vì sau mỗi lần ra hoa, cây phán tán những hạt li ti bay khắp nơi và chờ cho mùa mưa xuống là đâm chồi. Nhiều lần mình cũng tự đặt câu hỏi rằng tại sao cỏ dại lại có sức sống mãnh liệt mà không phải là một loại hoa hay cây nào đó? Phải chăng ở đây có sự thiên vị của bà mẹ thiên nhiên, vì cỏ dại có hoa không đẹp hay vì chúng quá đỗi giản đơn mà không sánh bì với loài hoa khác được con người yêu thích như Dã yên thảo, thu hải đường ?? Cuối cùng mình cũng tự tìm ra cho mình câu trả lời, thiên nhiên thật diệu kì vô cùng, ta thấy ở những vùng đất khô cằn hay ô nhiễm dường như không có cây nào trồng thì chỉ có cỏ dại và chỉ có cỏ dại mới mọc được thôi, chúng mọc lên mà không qua bàn tay chăm sóc của con người mà dưới sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên, cỏ dại được mang sức mạnh mãnh liệt và sinh sôi cứ thế nó cứ sinh sôi nối tiếp nhau dù cho thời tiết có khắc nghiệt hay bị con người tàn phá thì chúng vẫn vươn lên. Đôi khi chúng ta đi ngang cánh đồng đầy hoa cỏ là chúng ta lại thấy bước chân của thời gian đang di chuyển thật nhịp nhàng, thật êm đềm.

     Khi cỏ dại chết đi nó đã để lại một hậu duệ vững chắc, thân xác chúng con người dùng làm rơm, rạ hay chất đốt và cung cấp dinh dưỡng cho đất. Cỏ dại tuy giản đơn nhưng chúng luôn đọng lại trong mỗi con người  mà mỗi khi nhắc đến là chúng ta đều biết về sức mạnh của nó cũng như hình ảnh quê hương thân yêu luôn nằm sâu trong tâm khảm của mỗi con người.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

" HYPNOSIS" IN .....................GA..GARDEN...DEN.............

Là sự ứng dụng thủ công vào công việc trang trí, vòng soắn giấy sẽ tạo nên một chút dễ thương, một chút bí ẩn trong khu vườn của bạn. Hãy khám phá sự dễ thương và bí ẩn mê hoặc của nó nhé..

Sản phẩm có thể trang trí bất cứ nơi đâu mà ta thích, những nơi có gió nhiều sẽ rất đẹp, có thể là bên cạnh cửa sổ, trong vườn, trong phòng. Các bạn có thể dùng nhiều màu khác nhau vừa tạo nét hiện đại, bí ẩn và thể hiện personality.









Các bước thực hiện vô cùng đơn giản.....Follow me.

1. Dụng cụ:   giấy màu(trắng, đỏ...), kéo, bút màu, kẽm nhỏ, và 1 khoanh nhang










            2.  Dùng bút vẽ theo khung tròn của khoanh nhang, nên dùng đầu bút mảnh để nét vẽ sắc và thẩm mỹ hơn nhé !








3.    Dùng kéo cắt theo đường đã vẽ sẵn trước đó, nên cắt cẩn thận tránh làm đứt tay và tạo độ cong cho sản phẩm.







                                                        4.  Dùng chỉ sâu vào tâm của mẫu giấy và cột cố định nó lại, sau đó dùng kẻm để treo nó lên. Ta có thể trang trí nhiều hình thù khác nhau hoặc để trơn.







                 
Những sản phẩm đã hoàn tất, chúng ta có thể đem treo ở bất cứ đâu mà chúng ta muốn. Ở đây mình treo trong vườn và cảm nhận vẻ đẹp của nó


Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

COLOR IN MY GARDEN

Vì sân ít nắng nên mình trồng cây chơi lá là chủ yếu, cây chơi lá thường đòi hỏi ít công săm sóc và thời gian sống lâu hơn.


















Bộ sưu tầm COLEUS 


Mấy cây coleus này ko ưa nắng lắm, đa số khi mua ở tiệm về
là cây đã có nụ hoa rùi, vì coleus là cây một mùa nên có hoa là mình ngắt liền hoặc giâm cành. Mình giâm cành ẹ lắm lần nào cây cũng ngủm luôn, nên ko bik tính sao...???....Vừa rùi có người cho mình mấy cành Coleus về giâm, mình cứ sợ nó chết thì ..?..hu..hu..nhưng hình như mấy cành này đã cắt trước đó hay sao mà mình thấy vết cắt khô và cành cứng lại ko bik có đúng ko...rồi thì mình cứ giâm như mọi khi là cắm vào đất ẩm, cắt bớt diện tích lá rùi lấy bao nylon trùm kín ........thế là mấy ngày sau cây có vẻ tươi tỉnh lại và ra đọt mới, vui wá xá lun......ha..ha.Thế là mình rút ra bài học là sau khi cắt ta nên để trong bọc kín 1,2 ngày rùi giâm thì sẽ thành công. Nếu ai có thất bại trong việc giâm lá màu thì hãy áp dụng cách của mình nhé!




 Coleus màu nâu này thì mình mua về thay chất trồng mới gồm vỏ trấu + 1 ít đất thịt + phân hữu cơ  thì ẻm tươi 1-2 ngày sao đó rụng lá rùi mấy cành cứ rũ ra thân đen thui, mình cũng ko bik làm sao, sợ wá mình cắt bỏ cành hư và đen đi rùi ko biết tương lai thì sao ....???
 Loại lá này thì dễ hơn hay sao ấy, mình cũng thay chất trồng như trên và nó vẫn sống còn ra lá rất to nữa. Chắc tùy giống ??....??




























 Mấy em coleus dưới đây thì mình ko dám thay chất trồng nữa vì đã có 1 chậu ra đinh" vĩnh viễn", 2 chậu đang "sắp sửa dọn hành lý mong 2 em này ko bỏ mình mà đi"




 Nhiều người cho rằng coleus dễ tính mà mình thấy ko hề nha ...'Chắc mỗi nhà mỗi cảnh'. Nắng wá thì cây mau già, thiếu nắng màu sắc cây ko rực rỡ, mà giâm cành thì mình toàn làm thúi ko àh...Đúng là cái nào cũng có cái khó của nó mình ko thể nói nó hoàn toàn dễ hay wá khó..Mình phải thử trên thực tế và tự rút ra bài học cho mỗi loài dựa trên những kiến thức lý thuyết.


Đây là sản phẩm giâm thành công của mình ...vui wa

Loài này ko thuộc coleus là thực vật thân bò như rau má, rau lang...nên mình trồng trong chậu treo. Cây này dễ tính nhất gim xuống là lên ko đòi hỏi như Coleus


Coleus là loài dễ tính nếu ta chỉ chơi 1 lần, còn khó nếu ta chơi và duy trì độ sung của cây lâu dài, đó là my opinion . Mong các bạn yêu Coleus sẽ thành công với niềm đam mê của mình nhé!