Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Phân Bón - fertilizer


Phân bón được xem là nguồn thức ăn, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Người ta xác định được các nguyên tố dinh dưỡng cho cây gồm có: C, O, H, N, P, K, S, Ca, Mg, Na, Fe, Al, Mn.... Và các nguyên tố này được chia thành hai nhóm:

1/ Các nguyên tố đa lượng: Là các nguyên tố chiếm khối lượng khá lớn trong cây trồng, gồm có: C, O, H, N, P, K, S, Ca, Mg. Trong đó C, H, O là ba nguyên tố chiếm đến 95% khối lượng cây và được cây hấp thụ từ không khí, nước. Kế đến là 3 nguyên tố N ( Nitơ - Đạm), P (phốt phát – Lân) và K (Kali- Bồ Tạt) giữ vai trò rất quan trọng đối với cây trồng.

2/ Các nguyên tố vi lượng chiếm một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu là : Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Bo, Cl, Na, Al.....
Mỗi nguyên tố dinh dưỡng giữ vai trò nhất định đối với cây trồng, được cây hấp thu từ nước tưới, môi trường đất trồng, không khí hoặc do con người bổ sung qua quá trình bón phân. Dựa vào tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng mà ta có cách bón phân một cách hợp lý: mỗi loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng khác nhau, điều kiện môi trường khác nhau thì có cách bón phân khác nhau. Bón phân cho cây phải thoả mãn điều kiện là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà bản thân môi trường nuôi trồng không cung cấp đủ hoặc không có. Vì vậy để bón phân cho đúng ta phải biết được những tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng nói trên. Ví dụ như ta xét đến một số nguyên tố sau:

- N (Nitơ- Đạm): Là nguyên tố dinh dưỡng cơ bản nhất, có tác dụng phát triển tốt, tăng độ quang hợp của lá.

- P (phốt pho- Lân): Là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho quá trình tạo ra các bộ phận mới của cây, kích thích quá trình phát triển rễ, chồi ra hoa, kết quả của cây trồng, tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với môi trường.

- K (Kali- Bồ tạt): Là nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá của cây, tăng khả năng đề kháng, phẩm chất, năng suất của cây trồng. Làm giàu đường trong quả, màu sắc hoa trái đẹp hơn, cần trong quá trình hình thành của ở các loại cây có củ.

- Ca (Canxi- Vôi): Là nguyên tố dinh dưỡng chiếm đến 3% trong số các chất khoáng trong cây, Ca giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, khử độc cho cây, cải tạo môi trường chất trồng.

- Và còn những tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, dù chỉ một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu, chất lượng cây trồng không thể đạt mức tối ưu nếu thiếu các nguyên tố này.

- Muốn hiểu được các tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng, ta có thể tìm hiểu thêm ở các sách chuyên ngành về phân bón hoặc tài liệu giảng dạy về sinh lý thực vật ở các trường đại học. Biết được các đặc điểm tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng, ta sẽ chọn lọc được loại phân, cách bón phân hợp lý cho cây trồng.

- Xét về các chủng loại phân bón ta sẽ vô cùng bối rối vì sự đa dạng. Thực chất phân bón được chia thành hai nhóm:

- Phân hữu cơ: Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ. Ví dụ như phân chuồng (chất thải các loại gia cầm), phân xanh (rác thực vật được ủ tươi) phân rác (phế phẩm nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp hay rác đô thị....( phân than bùn (phân mùn khai tách từ thiên nhiên thường được bổ sung thêm một số phụ phẩm khác), phân bánh dầu, phân cá, phaantro, phân vôi, phân vi sinh... Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng rất tốt cho việc nâng cao đội phì, độ tơi xốp của đất giúp cải thiện rất nhiều đến kết cấu của đất

- Phân vô cơ: Còn gọi là phân khoáng, phân hoá học, có thể có nguồn gốc tự nhiên hay chế biến qua nhiều quá trình phức tạp. Có đủ hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng được chế biến ở các dạng đơn chất hoặc hợp chất. Điều thuận lợi đầu tiên trong việc sử dụng là rẻ tiền, dễ áp dụng, tác dụng nhanh tức thời, nhưng lại không có lợi cho môi trường đất trồng, dễ làm chai đất nếu ta chỉ bón các loại phân đơn chất thường xuyên. Đồng thời bón phân vô cơ đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về đặc tính cây trồng, biết các biểu hiện thiếu hay dư thừa các nguyên tố dinh dưỡng thể hiện trên cây, hoặc qua quá trình phân tích lá cây mà bón phân thích hợp. Ví dụ ta có các loại phân như sau:

- Phân đạm: gồm có uree, đạm amon, đạm sulfat, đạm clorua.

- Phân lân: Gồm có lân tự nhiên apatit, lân photphoric, lân qua chế biến như super lân, lân nung chảy.

- Phân kali: gồm có Kali clorua, Kali sunfat

- Vôi: dùng để bổ sung canxi cho cây trồng

- Các loại phân hoá học phức hợp hay phân trồn mà thành phần N, P, K chiếm chủ yếu với tỉ lệ nhất định cùng kết hợp với một số nguyên tố như: S, Mg, Na, Ca hoặc là các loại phân chuyên biệt chứa các thành phần nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như phân Borat natri, acid borit, Borat magne, phân đồng, phân mangan, phân molipden....



Sau khi tìm hiểu các loại phân bón nêu trên xong, ta lại phải chọn cách bón: hoặc là loại phân dành để bón xuống đất để rễ hấp thu (phân hữu cơ các loại, phân vô cơ dạng hạt) hoặc là loại phân bón qua lá (phân vi sinh, phân khoáng, N, P, K) Riếng với phân bón qua lá thì tác dụng rất hiệu quả, nhanh chóng đối với cây trồng, đồng thời việc kết hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh, các loại hormon tăng trưởng, các enzyme sẽ tạo hiệu quả rất lớn đối với cây trồng.



- Việc bón phân dưới đất thường được áp dụng đối với các loại phân hữu cơ, một số loại phân hoá học nhằm để cải tạo môi trường đất trồng trọt và cung cấp từ từ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân cho cây trồng ta phải chú ý đến một số yếu tố như:

- Tuỳ chủng loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà ta có cách bón phân, lượng phân, loại phân khác nhau.

- Kiểm tra môi trường đất trồng, nguồn nước tưới để có cách bổ sung dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng. Việc này đòi hỏi ta phải phân tích mẫu đất, hoặc phân tích nguồn nước để tìm ra nguồn dinh dưỡng thiếu hụt hay dư thừa mà bón cho hợp lý.

- Kiểm tra cây trồng ở những giai đoạn sinh trưởng qua phương pháp phaanticsh lá mà có cách bón phân hợp lý.

- Thời điểm mùa vụ, thời gian, không gian để bón phân cũng quan trọng đối với sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cây trồng.

- Mỗi loại phân đều có cách sử dụng riêng để đạt hiệu quả cao, vì vậy đòi hỏi ta phải có hiểu biết để sử dụng thành thạo các loại phaanbons sao cho đạt hiệu quả, năng suất và kinh tế nhất.



Ví dụ như phân uree (CO(NH2) khi bón cho cây dễ gây ngộ độc biurat nếu bón dài hạn, còn phân đạm amon nitrat (NH4NO3) thuận lợi cho việc bón nhiều loại cây trồng, nhưng phân có đặc tính sinh lý chua thích hợp cho cây trồng cạn hơn cây trồng nước hay đạm sunfat (phân SA) (NH4) So4 là phân đạm rất tốt vì cung cấp thêm S (lưu huỳnh)- một chất cần thiết cho cây trồng – nhưng không được bón trên đất phèn vì sẽ làm đất thêm chua. Ngoài ra còn có đạm Clorua (NH4Cl) cũng là phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với phân khác như phân lân để giảm chua, chú ý loại phân này không dùng cho vùng đất mặn, khô hạn vì dễ làm cây ngộ độc Clo.

Hoặc nếu ta dùng phân hữu cơ như các loại phân chuồng để bón lót thì ta chú ý đến độ chua của phân, độ tươi của phân khi bón để không làm cây bị sốc, bị phỏng hay bị nhiễm bệnh từ nguồn phân được xử lý chưa đúng, chưa đủ thời gian ủ.



Cách kết hợp các loại phân bón vô cơ theo tỷ lệ nhất định để bón theo chủng loại, thời kỳ sinh trưởng của cây trồng đòi hỏi chúng ta phải biết rõ về thành phần các loại phân để pha chế theo ý muốn. Các hormon tăng trưởng như NAA, BA, IAA,... không phải là phân bón mà được xem là các chất điều hoà sinh trưởng, được dùng kết hợp với các chất dinh dưỡng để sử dụng cho cây trồng. Liều lượng là điều tối quan trọng mà ta cần chú ý.



Như vậy để bón phân cho cây trồng một cách đúng đắn, hiệu quả đòi hỏi nhà trồng trọt, nhà sản xuất phải có những hiểu biết nhất định. Không đơn giản là bất kỳ phân gì bỏ vào cho cây trồng cũng tốt cả, mà phải đúng lúc, đúng lượng, đúng chất thì hiệu quả mới cao.



- Đúng là phân bón và cách bón phân như một lời thách đố đối với người trồng trọt. Thực tế thì cũng dễ dàng nếu ta chỉ bón phân chăm sóc cho một số ít cây trồng tại nhà, dùng các nguồn phân hữu cơ có sẵn (phân chuồng, xác cá, tôm, bánh dầu, phân rác, phân xanh,...) thì đã quá tốt rồi nhưng đối với nhà sản xuất, đòi hỏi tính đồng nhất, chất lượng cao nhất thì việc sử dụng phân bón phải thật đúng, thật hợp lý. Muốn được như vậy ta cần phải học hỏi, tham khảo tài liệu khoa học, thử nghiệm, phân tích kết quả.... có như vậy chìa khoá thành công trong việc sử dụng phân bón mới nằm trong tầm tay và trở thành tài sản vô cùng quý giá đối với các nhà trồng trọt - những người yêu hoa cảnh/.

Sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

thank for your comment